Artwork

内容由France Médias Monde and RFI Tiếng Việt提供。所有播客内容(包括剧集、图形和播客描述)均由 France Médias Monde and RFI Tiếng Việt 或其播客平台合作伙伴直接上传和提供。如果您认为有人在未经您许可的情况下使用您的受版权保护的作品,您可以按照此处概述的流程进行操作https://zh.player.fm/legal
Player FM -播客应用
使用Player FM应用程序离线!

Bắc Cực, sân chơi mới của Nga-Trung sát cạnh cửa ngõ Hoa Kỳ

9:25
 
分享
 

Manage episode 482523981 series 130286
内容由France Médias Monde and RFI Tiếng Việt提供。所有播客内容(包括剧集、图形和播客描述)均由 France Médias Monde and RFI Tiếng Việt 或其播客平台合作伙伴直接上传和提供。如果您认为有人在未经您许可的情况下使用您的受版权保护的作品,您可以按照此处概述的流程进行操作https://zh.player.fm/legal

Bắc Kinh và Matxcơva đẩy mạnh hợp tác ở Bắc Cực, được cho là nơi có 25 % dự trữ dầu khí của thế giới chưa khai thác. Đây cũng là một vị trí chiến lược cho phép rút ngắn lộ trình giao thương hàng hải giữa Nga với Trung Quốc, phục vụ chiến lược xoay trục sang châu Á của tổng thống Vladimir Putin. Chiến tranh Ukraina càng kéo dài, bang giao Nga - Trung càng thắm thiết.

Chủ tịch Trung Quốc là thượng khách của tổng thống Nga Vladimir Putin tại Matxcơva nhân lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng Đức Quốc Xã hôm 09/05/2025.

Sau trên dưới 50 lần tiếp xúc kể từ khi hai nhà lãnh đạo này lên cầm quyền, đôi bên phô trương những cử chỉ thân mật của những người bạn « lâu năm », của một mối bang giao « đang ở cấp cao nhất trong lịch sử ». Giới quan sát cho rằng đây là một màn trình diễn có phối hợp của đôi bên vào lúc Nga và phương Tây vẫn đối đầu với nhau về chiến tranh Ukraina, còn Trung Quốc thì đang đọ sức với Hoa Kỳ trong một cuộc chiến thương mại.

Bên cạnh những tuyên bố chung « phản đối các biện pháp đơn phương hạn chế trao đổi về mậu dịch và tài chính » toàn cầu-ngụ ý nhắm vào Mỹ và phương Tây, Nga và Trung Quốc cam kết mở rộng việc sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch song phương, để bớt lệ thuộc vào đô la Mỹ. Matxcơva và Bắc Kinh « tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ » đồng thời kêu gọi tránh biến trí tuệ nhân tạo thành một công cụ phục vụ « những tham vọng chính trị và mưu đồ bá quyền ».

Trong số các hồ sơ hợp tác song phương, chủ đề nổi cộm hơn cả đó là các chương trình hợp tác Nga-Trung tại Bắc Cực, một khu vực « rất gần với lãnh thổ của Hoa Kỳ ».

Cách nay ba năm, phát biểu trên đài truyền hình nhà nước, tổng thống Vladimir Putin đã nhấn mạnh : « Mở rộng hành lang giao thương qua Bắc Cực là rất quan trọng, vì qua đó chúng ta có thể khai thác trọn vẹn tiềm năng xuất khẩu của Nga, hoạt động một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong các dịch vụ giao thương với Đông Nam Á ».

Chuyên gia về an ninh, quốc phòng Nga Isabelle Facon thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp trong một bài phân tích gần đây (Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực : những tính toán hai mặt và bó buộc của Matxcơva) lưu ý : Từ 2016 đôi bên đã « đẩy mạnh hợp tác ở Bắc Cực trong khuôn khổ chương trình Arktika do Matxcơva khởi xướng với mục đích chia sẻ và đẩy mạnh những trao đổi về khoa học kỹ thuật ».

Nga thì tìm kiếm các mối đối tác mới, còn Trung Quốc thì muốn mở rộng ảnh hưởng tại một vùng biển được coi là mang tính chiến lược về quân sự-do sát cạnh lãnh thổ Hoa Kỳ, và nhất là về mặt thương mại.

Sự hiện diện của tàu phá băng Trung Quốc

Tạp chí tài chính Mỹ Forbes tiết lộ từ tháng 7/2024 ba tàu phá băng của Trung Quốc đã được triển khai đến khu vực. Hai tháng sau, Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ đưa tin tàu Trung Quốc đi qua « Tuyến Đường Hàng Hải Phương Bắc do Nga kiểm soát. Tàu chở hàng của Nga để bán sang Châu Âu và Châu Á, bất chấp các lệnh trừng phạt Âu Mỹ đã ban hành từ khi tổng thống Putin xâm lược Ukraina ».

Tại Bắc Cực, Nga chiếm thế áp đảo, kiểm soát 45 % các vùng nước của Bắc Băng Dương, và 53 % các bờ biển. Vị trí áp đảo này hơn hẳn so với những quốc gia khác trong khu vực như Hoa Kỳ, Canada, Na Uy, Đan Mạch (với hòn đảo Groenland), Phần Lan, Thụy Điển, Iceland. Vào lúc Trái đất đang bị hâm nóng, khối lượng băng tuyết tại đây đã tan 40 % so với thời điểm 1980 các tuyến đường hàng hải và viễn cảnh khai thác tài nguyên càng trở nên hấp dẫn hơn.

Để duy trì thế thượng phong, Matxcơva từ hơn chục năm nay đã tìm cách lôi kéo Trung Quốc vào cuộc, bởi tuyến đường hàng hải phương Bắc cho phép thu ngắn đáng kể hành trình đưa hàng hóa của Nga sang Trung Quốc hay châu Âu, thay vì phải đi qua Kênh Đào Suez hay Sừng Châu Phi.

Tuần báo Courrier International trích dẫn phân tích của chuyên gia về địa chính trị Viện nghiên cứu Na Uy (Fridtjof Nansen Institute) Andreas Osthagen : « Một số khu vực tại Bắc Cực được cho là rất giàu các tài nguyên mà đến nay chưa được khai thác. Đây là một vùng còn rất nghèo nàn về cơ sở hạ tầng, các cơ sở về năng lượng tại đây còn kém mở mang. Do vậy các tập đoàn công nghiệp quốc tế ngại đến đây hoạt động. Cả khu vực Bắc Cực chưa được khai thác đúng mức (...) Trong khu vực thì không mấy khi có chuyện tranh chấp về lãnh thổ, hay tranh chấp về các đường biên giới và tranh chấp chủ quyền, nhưng phải hiểu Bắc Cực là một không gian mang tính chiến lược cao, chủ yếu liên quan đến vấn đề quyền chủ quyền (…)

Khi NATO tổ chức tập trận chung với các nước liên quan thì lập tức Nga cũng có hành động tương tự tại khu vực này để khẳng định quyền chủ quyền (…) Căng thẳng có phần gia tăng từ khi Phần Lan gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương cho nên Nga càng khẩn trương hơn tìm kiếm các mối liên minh mới. Đầu tiên hết trong số này là Trung Quốc. Về phía Bắc Kinh thì ông Tập Cận Bình muốn mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực cũng như ở khắp nơi trên thế giới. Bắc Kinh đẩy mạnh đầu tư và thúc đẩy dự án con đường tơ lụa qua Bắc Cực. »

Lợi ích về tài nguyên

Năm 2008, Cơ Quan Địa Chất Hoa Kỳ USGS thẩm định hiện có ít nhất 10 % trữ lượng dầu hỏa và 30 % trữ lượng về khí đốt của thế giới vẫn còn ngủ yên ở Bắc Cực. Vào lúc Trung Quốc vừa là nguồn tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, lại vừa dồi dào các phương tiện cả về tài chính lẫn kỹ thuật, hợp tác Nga Trung là kịch bản lý tưởng.

Vấn đề đặt ra là tới nay, Nga cũng như 7 quốc gia còn lại bao quanh Bắc Băng Dương đều không có nhiều phương tiện để thăm dò, khai thác các nguồn tài nguyên này, một phần do thời tiết khí hậu khắc nghiệt chưa cho phép, một phần do chính những thẩm định về tiềm năng của khu vực cũng chưa được xác định một cách vững chắc.

Trong khi đó, như vừa giải thích, « căng thẳng về địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Nga »,đặc biệt là từ khi Phần Lan gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Matxcơva lôi kéo thêm Bắc Kinh về phía mình ở một vùng biển ngay sát cạnh Hoa Kỳ : Eo biển Bering nằm cách Bắc Cực khoảng 100 km về phía nam. Khoảng cách giữa bờ biển ở cực đông của vùng Tchoukota thuộc về nước Nga và vùng duyên hải ở cực tây bang Alaska của Hoa Kỳ chỉ là 85 km.

Cho nên, việc cặp bài trùng Nga-Trung Quốc tăng cường hiện diện ngay sát cạnh lãnh thổ và lãnh hải Hoa Kỳ là một yếu tố chiến lược mà cả Matxcơva lẫn Bắc Kinh đều không thể bỏ qua.

Một chút nghi kỵ Nga-Trung

Tuy nhiên, bà Isabelle Facon Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp trong bài tham luận trên Đài Quan Sát Bắc Cực đã lưu ý : Thứ nhất Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất, nhưng không phải là vị khách duy nhất được tổng thống Vladimir Putin mời tham gia cùng « thăm dò » tài nguyên ở Bắc Cực. Chủ nhân điện Kremlin đã mời từ Ấn Độ đến Hàn Quốc, Nhật Bản đồng hành. Tại thượng đỉnh APEC ở Bali-Indonesia, năm 2013 cũng ông Putin đã mời « các đối tác kinh tế trong khu vực cùng phát triển dự án Tuyến Đường Hàng Hải Phương Bắc ».

Thứ nhì, về phía Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cũng không đợi đến chiến tranh Ukraina năm 2022 mới quan tâm đến Bắc Cực. Bắc Kinh cũng không chỉ trông cậy vào Nga như « cánh cổng duy nhất mở ra Bắc Băng Dương ».

Theo nhà nghiên cứu Isabelle Facon, do nhu cầu tiên thụ năng lượng quá lớn, Bắc Kinh từng « mở rộng bang giao » với các thành viên Hội Đồng Bắc Cực, từ Đan Mạch đến Iceland hay Na Uy. Hành động này khiến Matxcơva hoài nghi và cho rằng Trung Quốc lại áp dụng chiến thuật « chia để trị » và bắt đầu xem Bắc Kinh như một mối thách thức tiềm tàng.

Ngày 25/04/2023 Nga và Trung Quốc đã ký kết hiệp ước Mourmansk, tên một hải cảng của Nga hướng ra Bắc Băng Dương. Văn bản này trước hết là « một thông điệp mà Matxcơva và Bắc Kinh gửi tới tất cả các thành viên khác trong Hội Đồng Bắc Cực (vốn đã ngừng liên hệ với Nga từ khi nổ ra chiến tranh Ukraina), đứng đầu là Hoa Kỳ. Thông điệp ấy là « giờ đây, nước Nga đã sẵn sàng thách thức NATO trong khu vực chiến lược và nhạy cảm này », theo ghi nhận của tuần báo The Times.

Do vậy, việc lôi kéo Trung Quốc về phía mình ở Bắc Cực chỉ là một sự tiếp nối của chính sách « Chinh phục lại Bắc Cực » mà Matxcơva đã từng bước hình thành từ đầu những năm 2010, có thể là « trước đó nữa ».

Nga đang tận dụng việc khai thác Con Đường Hàng Hải Phương Bắc để đưa dầu hỏa nhanh hơn đến tay khách hàng lớn nhất là Trung Quốc. Trong tính toán này, Nga có thêm một đồng minh bất ngờ và quý giá đó là yếu tố thời tiết : do hiện tượng khí hậu bị hâm nóng làm tan băng, giao thương trong vùng biển sát Bắc Cực này càng được thuận lợi.

  continue reading

60集单集

Artwork
icon分享
 
Manage episode 482523981 series 130286
内容由France Médias Monde and RFI Tiếng Việt提供。所有播客内容(包括剧集、图形和播客描述)均由 France Médias Monde and RFI Tiếng Việt 或其播客平台合作伙伴直接上传和提供。如果您认为有人在未经您许可的情况下使用您的受版权保护的作品,您可以按照此处概述的流程进行操作https://zh.player.fm/legal

Bắc Kinh và Matxcơva đẩy mạnh hợp tác ở Bắc Cực, được cho là nơi có 25 % dự trữ dầu khí của thế giới chưa khai thác. Đây cũng là một vị trí chiến lược cho phép rút ngắn lộ trình giao thương hàng hải giữa Nga với Trung Quốc, phục vụ chiến lược xoay trục sang châu Á của tổng thống Vladimir Putin. Chiến tranh Ukraina càng kéo dài, bang giao Nga - Trung càng thắm thiết.

Chủ tịch Trung Quốc là thượng khách của tổng thống Nga Vladimir Putin tại Matxcơva nhân lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng Đức Quốc Xã hôm 09/05/2025.

Sau trên dưới 50 lần tiếp xúc kể từ khi hai nhà lãnh đạo này lên cầm quyền, đôi bên phô trương những cử chỉ thân mật của những người bạn « lâu năm », của một mối bang giao « đang ở cấp cao nhất trong lịch sử ». Giới quan sát cho rằng đây là một màn trình diễn có phối hợp của đôi bên vào lúc Nga và phương Tây vẫn đối đầu với nhau về chiến tranh Ukraina, còn Trung Quốc thì đang đọ sức với Hoa Kỳ trong một cuộc chiến thương mại.

Bên cạnh những tuyên bố chung « phản đối các biện pháp đơn phương hạn chế trao đổi về mậu dịch và tài chính » toàn cầu-ngụ ý nhắm vào Mỹ và phương Tây, Nga và Trung Quốc cam kết mở rộng việc sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch song phương, để bớt lệ thuộc vào đô la Mỹ. Matxcơva và Bắc Kinh « tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ » đồng thời kêu gọi tránh biến trí tuệ nhân tạo thành một công cụ phục vụ « những tham vọng chính trị và mưu đồ bá quyền ».

Trong số các hồ sơ hợp tác song phương, chủ đề nổi cộm hơn cả đó là các chương trình hợp tác Nga-Trung tại Bắc Cực, một khu vực « rất gần với lãnh thổ của Hoa Kỳ ».

Cách nay ba năm, phát biểu trên đài truyền hình nhà nước, tổng thống Vladimir Putin đã nhấn mạnh : « Mở rộng hành lang giao thương qua Bắc Cực là rất quan trọng, vì qua đó chúng ta có thể khai thác trọn vẹn tiềm năng xuất khẩu của Nga, hoạt động một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong các dịch vụ giao thương với Đông Nam Á ».

Chuyên gia về an ninh, quốc phòng Nga Isabelle Facon thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp trong một bài phân tích gần đây (Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực : những tính toán hai mặt và bó buộc của Matxcơva) lưu ý : Từ 2016 đôi bên đã « đẩy mạnh hợp tác ở Bắc Cực trong khuôn khổ chương trình Arktika do Matxcơva khởi xướng với mục đích chia sẻ và đẩy mạnh những trao đổi về khoa học kỹ thuật ».

Nga thì tìm kiếm các mối đối tác mới, còn Trung Quốc thì muốn mở rộng ảnh hưởng tại một vùng biển được coi là mang tính chiến lược về quân sự-do sát cạnh lãnh thổ Hoa Kỳ, và nhất là về mặt thương mại.

Sự hiện diện của tàu phá băng Trung Quốc

Tạp chí tài chính Mỹ Forbes tiết lộ từ tháng 7/2024 ba tàu phá băng của Trung Quốc đã được triển khai đến khu vực. Hai tháng sau, Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ đưa tin tàu Trung Quốc đi qua « Tuyến Đường Hàng Hải Phương Bắc do Nga kiểm soát. Tàu chở hàng của Nga để bán sang Châu Âu và Châu Á, bất chấp các lệnh trừng phạt Âu Mỹ đã ban hành từ khi tổng thống Putin xâm lược Ukraina ».

Tại Bắc Cực, Nga chiếm thế áp đảo, kiểm soát 45 % các vùng nước của Bắc Băng Dương, và 53 % các bờ biển. Vị trí áp đảo này hơn hẳn so với những quốc gia khác trong khu vực như Hoa Kỳ, Canada, Na Uy, Đan Mạch (với hòn đảo Groenland), Phần Lan, Thụy Điển, Iceland. Vào lúc Trái đất đang bị hâm nóng, khối lượng băng tuyết tại đây đã tan 40 % so với thời điểm 1980 các tuyến đường hàng hải và viễn cảnh khai thác tài nguyên càng trở nên hấp dẫn hơn.

Để duy trì thế thượng phong, Matxcơva từ hơn chục năm nay đã tìm cách lôi kéo Trung Quốc vào cuộc, bởi tuyến đường hàng hải phương Bắc cho phép thu ngắn đáng kể hành trình đưa hàng hóa của Nga sang Trung Quốc hay châu Âu, thay vì phải đi qua Kênh Đào Suez hay Sừng Châu Phi.

Tuần báo Courrier International trích dẫn phân tích của chuyên gia về địa chính trị Viện nghiên cứu Na Uy (Fridtjof Nansen Institute) Andreas Osthagen : « Một số khu vực tại Bắc Cực được cho là rất giàu các tài nguyên mà đến nay chưa được khai thác. Đây là một vùng còn rất nghèo nàn về cơ sở hạ tầng, các cơ sở về năng lượng tại đây còn kém mở mang. Do vậy các tập đoàn công nghiệp quốc tế ngại đến đây hoạt động. Cả khu vực Bắc Cực chưa được khai thác đúng mức (...) Trong khu vực thì không mấy khi có chuyện tranh chấp về lãnh thổ, hay tranh chấp về các đường biên giới và tranh chấp chủ quyền, nhưng phải hiểu Bắc Cực là một không gian mang tính chiến lược cao, chủ yếu liên quan đến vấn đề quyền chủ quyền (…)

Khi NATO tổ chức tập trận chung với các nước liên quan thì lập tức Nga cũng có hành động tương tự tại khu vực này để khẳng định quyền chủ quyền (…) Căng thẳng có phần gia tăng từ khi Phần Lan gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương cho nên Nga càng khẩn trương hơn tìm kiếm các mối liên minh mới. Đầu tiên hết trong số này là Trung Quốc. Về phía Bắc Kinh thì ông Tập Cận Bình muốn mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực cũng như ở khắp nơi trên thế giới. Bắc Kinh đẩy mạnh đầu tư và thúc đẩy dự án con đường tơ lụa qua Bắc Cực. »

Lợi ích về tài nguyên

Năm 2008, Cơ Quan Địa Chất Hoa Kỳ USGS thẩm định hiện có ít nhất 10 % trữ lượng dầu hỏa và 30 % trữ lượng về khí đốt của thế giới vẫn còn ngủ yên ở Bắc Cực. Vào lúc Trung Quốc vừa là nguồn tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, lại vừa dồi dào các phương tiện cả về tài chính lẫn kỹ thuật, hợp tác Nga Trung là kịch bản lý tưởng.

Vấn đề đặt ra là tới nay, Nga cũng như 7 quốc gia còn lại bao quanh Bắc Băng Dương đều không có nhiều phương tiện để thăm dò, khai thác các nguồn tài nguyên này, một phần do thời tiết khí hậu khắc nghiệt chưa cho phép, một phần do chính những thẩm định về tiềm năng của khu vực cũng chưa được xác định một cách vững chắc.

Trong khi đó, như vừa giải thích, « căng thẳng về địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Nga »,đặc biệt là từ khi Phần Lan gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Matxcơva lôi kéo thêm Bắc Kinh về phía mình ở một vùng biển ngay sát cạnh Hoa Kỳ : Eo biển Bering nằm cách Bắc Cực khoảng 100 km về phía nam. Khoảng cách giữa bờ biển ở cực đông của vùng Tchoukota thuộc về nước Nga và vùng duyên hải ở cực tây bang Alaska của Hoa Kỳ chỉ là 85 km.

Cho nên, việc cặp bài trùng Nga-Trung Quốc tăng cường hiện diện ngay sát cạnh lãnh thổ và lãnh hải Hoa Kỳ là một yếu tố chiến lược mà cả Matxcơva lẫn Bắc Kinh đều không thể bỏ qua.

Một chút nghi kỵ Nga-Trung

Tuy nhiên, bà Isabelle Facon Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp trong bài tham luận trên Đài Quan Sát Bắc Cực đã lưu ý : Thứ nhất Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất, nhưng không phải là vị khách duy nhất được tổng thống Vladimir Putin mời tham gia cùng « thăm dò » tài nguyên ở Bắc Cực. Chủ nhân điện Kremlin đã mời từ Ấn Độ đến Hàn Quốc, Nhật Bản đồng hành. Tại thượng đỉnh APEC ở Bali-Indonesia, năm 2013 cũng ông Putin đã mời « các đối tác kinh tế trong khu vực cùng phát triển dự án Tuyến Đường Hàng Hải Phương Bắc ».

Thứ nhì, về phía Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cũng không đợi đến chiến tranh Ukraina năm 2022 mới quan tâm đến Bắc Cực. Bắc Kinh cũng không chỉ trông cậy vào Nga như « cánh cổng duy nhất mở ra Bắc Băng Dương ».

Theo nhà nghiên cứu Isabelle Facon, do nhu cầu tiên thụ năng lượng quá lớn, Bắc Kinh từng « mở rộng bang giao » với các thành viên Hội Đồng Bắc Cực, từ Đan Mạch đến Iceland hay Na Uy. Hành động này khiến Matxcơva hoài nghi và cho rằng Trung Quốc lại áp dụng chiến thuật « chia để trị » và bắt đầu xem Bắc Kinh như một mối thách thức tiềm tàng.

Ngày 25/04/2023 Nga và Trung Quốc đã ký kết hiệp ước Mourmansk, tên một hải cảng của Nga hướng ra Bắc Băng Dương. Văn bản này trước hết là « một thông điệp mà Matxcơva và Bắc Kinh gửi tới tất cả các thành viên khác trong Hội Đồng Bắc Cực (vốn đã ngừng liên hệ với Nga từ khi nổ ra chiến tranh Ukraina), đứng đầu là Hoa Kỳ. Thông điệp ấy là « giờ đây, nước Nga đã sẵn sàng thách thức NATO trong khu vực chiến lược và nhạy cảm này », theo ghi nhận của tuần báo The Times.

Do vậy, việc lôi kéo Trung Quốc về phía mình ở Bắc Cực chỉ là một sự tiếp nối của chính sách « Chinh phục lại Bắc Cực » mà Matxcơva đã từng bước hình thành từ đầu những năm 2010, có thể là « trước đó nữa ».

Nga đang tận dụng việc khai thác Con Đường Hàng Hải Phương Bắc để đưa dầu hỏa nhanh hơn đến tay khách hàng lớn nhất là Trung Quốc. Trong tính toán này, Nga có thêm một đồng minh bất ngờ và quý giá đó là yếu tố thời tiết : do hiện tượng khí hậu bị hâm nóng làm tan băng, giao thương trong vùng biển sát Bắc Cực này càng được thuận lợi.

  continue reading

60集单集

כל הפרקים

×
 
Loading …

欢迎使用Player FM

Player FM正在网上搜索高质量的播客,以便您现在享受。它是最好的播客应用程序,适用于安卓、iPhone和网络。注册以跨设备同步订阅。

 

快速参考指南

边探索边听这个节目
播放

OSZAR »